Slide Công ty CP đầu tư và xây lắp Thịnh Phát - báo giá xây nhà trọn gói Slide Công ty CP đầu tư và xây lắp Thịnh Phát - báo giá xây nhà trọn gói thi công phần móng

Quy định về đua ban công và các bộ phận nhô ra của nhà phố

Ngày đăng: 03:55 | 19-04-2019 - Lượt xem: 3.576

Quy định về đua ban công nhà phố

Xây nhà có được đua ban công? Đua ban công trong ngõ đi chung. Nội dung quy định về các phần nhô ra của nhà phố như: Ban công, mái đón, cửa sổ, bồn hoa, bậc thềm, cầu xe…

Nguồn tham khảo 1

Căn cứ Tiểu mục 2.8.10 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-BXD quy định Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ như sau:

“Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây:

1) Các bộ phận cố định của nhà:

– Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;

Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

– Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những Điều kiện sau:

Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

Chiều rộng lộ giới (m) Độ vươn ra tối đa Amax (m)
Dưới 7m 0
7 – 12 0,9
> 12 – 15 1,2
> 15 1,4

– Phần ngầm dưới mặt đất: mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

– Mái đón, mái hè phố: khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo Điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải:

Được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan;

Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy;

Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị;

Không vượt quá chỉ giới đường đỏ;

Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh…).

Ghi chú:

1- Mái đón: là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà

2- Mái hè phố: là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.

1) Phần nhô ra không cố định:

– Cánh cửa: ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn nhà công cộng) khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

– Các quy định về các bộ phận nhà được phép nhô ra được nêu trong bảng 2.10.

Bảng 2.10: Các bộ phận nhà được phép nhô ra

Độ cao so với mặt hè (m) Bộ phận được nhô ra Độ vươn tối đa (m) Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)
³ 2,5 Gờ chỉ, trang trí 0,2  
³2,5 Kết cấu di động:

Mái dù, cánh cửa

  1,0m
³3,5 Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy định trong tổng thể kiến trúc khu vực):    
  – Ban công mái đua   1,0
  – Mái đón, mái hè phố  

0,6 “

 

Nguồn tham khảo 2

Trích dẫn nội dung Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411 : 2012, mục 6.4 về các bộ phận công trình đối với nhà ở liền kề mặt phố

6.4       Yêu cầu thiết kế các bộ phận công trình

6.4.1   Cao độ nền nhà, bậc thềm, vệt dắt xe, bồn hoa ở mặt tiền nhà

6.4.1.1         Cao độ nền nhà phải cao hơn cao độ vỉa hè tối thiểu là 150 mm (xem Hình 3.a). Vị trí không có vỉa hè rõ ràng thì cao độ nền nhà phải cao hơn cao độ mặt đường tối thiểu là 300 mm (xem Hình 3.b).

CHÚ THÍCH: Cao độ vỉa hè được quy định là cao độ ± 0.000 tại vị trí có công trình để tính toán chiều cao cho phép của ngôi nhà.

Đơn vị tính bằng milimét

a) Cao độ nền nhà cao hơn cao độ vỉa hè

b) Cao độ nền nhà cao hơn cao độ mặt đường

Hình 3 – Quy định cao độ nền nhà

6.4.1.2         Khi thiết kế xây dựng nhà ở liên kế mặt phố, cần chú ý các quy định sau:

6.4.1.2.1     Trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ (xem Hình 4):

–                Trong khoảng cách từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5 m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

+                Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua chỉ giới đường đỏ 0,2 m và phải đảm bảo mỹ quan;

+                Từ độ cao trên 1,0 m (tính từ mặt vỉa hè), các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ 0,2 m (xem Hình 4d).

–                Trong khoảng cách từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5 m: Tất cả các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, trừ mái đón, mái hè) được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ, nhưng phải đảm bảo độ vươn ra không được lớn hơn giới hạn được quy định trong 6.4.2, đồng thời phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực.

CHÚ THÍCH: Độ vươn ra được tính từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra.

Đơn vị tính bằng milimét

a) Trường hợp phần đua ra là sê nô, ô văng, mái dốc

b) Trường hợp phần đua ra là ô văng cửa sổ

c) Trường hợp phần đua ra là con sơn mái dốc

d) Các bộ phận khác như gờ chỉ, bậu cửa, bộ phận trang trí

Hình 4 – Quy định về độ vươn ra của các bộ phận công trình

6.4.1.2.2     Trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào sau chỉ giới đường đỏ:

–                Không có bộ phận nào của nhà vượt quá chỉ giới đường đỏ;

–                Các bộ phận của công trình như bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cách cửa, ô-văng, mái đua, mái đón, móng nhà được phép vượt quá chỉ giới xây dựng.

6.4.1.2.3 Tất cả các bộ phận của ngôi nhà, kể cả bộ phận trang trí cho kiến trúc đều không được xây dựng vượt quá ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác.

6.4.2   Mái đón, mái hè phố

6.4.2.1         Trong khoảng cách từ mặt vỉa hè tới độ cao trên 3,5 m được phép làm mái đón, mái hè phố. Bộ phận nhô ra của mái đón,mái hè phố cách mép vỉa hè không lớn hơn 0,6 m, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0 m. Không được trồng cột trên vỉa hè (xem Hình 5).

CHÚ THÍCH:

1)         Mái đón là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà;

2)         Mái hè phố là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.

Đơn vị tính bằng milimét

Hình 5 – Độ vươn ra cho phép của mái đón, mái hè phố

6.4.2.2         Bên trên mái đón, mái hè phố không không được sử dụng làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh hay các vật thể kiến trúc khác.

6.4.3   Cửa đi, cửa sổ

6.4.3.1         Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên.

6.4.3.1         Trường hợp khu đất liền kề chưa có công trình được xây dựng hoặc là công trình thấp tầng thì được phép mở các loại cửa thông gió hoặc cửa kính cố định lấy ánh sáng. Cạnh dưới của các loại cửa này phải cách mặt sàn tối thiểu là 2,0 m. Tất cả các cửa này phải chấp nhận không được sử dụng khi công trình liền kề được xây dựng.

6.4.3.2         Nếu dãy nhà ở liên kế tiếp giáp với khu đất công cộng như vườn hoa, công viên, bãi đỗ xe, bãi trống hoặc các không gian công cộng không ảnh hưởng đến dãy nhà liên kế nói trên, cho phép mở cửa sổ cố định hoặc các bộ phận trang trí nhưng phải được cơ quan chức năng xem xét quyết định trong từng trường hợp.

6.4.4   Ban công

6.4.4.1         Đối với những ngôi nhà có ban công giáp phố thì vị trí độ cao và độ vươn ra của ban công phải phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt và tuân theo quy định về quản lý xây dựng khu vực.

6.4.4.2         Độ vươn ra của ban công đối với nhà ở liên kế mặt phố phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới và không được lớn hơn các kích thước quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Độ vươn tối đa của ban công

Kích thước tính bằng mét

Chiều rộng lộ giới

Độ vươn ra tối đa

Dưới 5

0

Từ 5 đến 7

0,5

Từ 7 đến 12

0,9

Từ 12 đến 15

1,2

Trên 15

1,4

CHÚ THÍCH:

1)         Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

2)         Trường hợp lộ giới có chiều rộng trên 15 m nhưng chiều rộng vỉa hè nhỏ hơn 3 m, thì độ vươn ban công tối đa là 1,2 m.

6.4.4.3         Mặt dưới cùng của ban công phải cao hơn mặt vỉa hè tối thiểu là 3,5 m.

6.4.4.4         Không được phép làm ban công ở các ngõ/hẻm có chiều rộng nhỏ hơn 4,0 m và có dãy nhà liên kế ở hai bên ngõ. Trường hợp chỉ có một dãy nhà ở một bên ngõ thì được làm ban công có độ vươn ra tối đa là 0,6 m.

CHÚ THÍCH: Trường hợp đường (hoặc ngõ/hẻm) có hệ thống đường dây điện đi nổi thì khi xây dựng ô văng, ban công phải bảo đảm các quy định về hành lang an toàn đối với hệ thống đường dây điện.

Trên đây là một số văn bản quy định của các cơ quan ban ngành để quý bạn đọc tham khảo thêm. Ngoài ra, để có được thông tin chính xác nhất cho trường hợp nhà mình, Thịnh Phát khuyến nghị quý bạn đọc mang theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tới các phòng ban quản lý xây dựng của phường hoặc quận sở tại để hỏi. Tại đây, các cán bộ thụ lý sẽ trực tiếp đối chiếu với thông tin quy hoạch của khu vực, kết hợp với các quy định đang được áp dụng để đưa ra cho các quý gia chủ những câu trả lời chính xác nhất!

Ngoài ra, quý khách hàng có thể liên hệ qua điện thoại/zalo: 0977791950 để được Thịnh Phát tư vấn thêm dựa trên kinh nghiệm 10 năm hoạt đống xây nhà trọn gói tại địa bàn Hà Nội.

Tham khảo thêm về Báo giá xây nhà trọn gói của Thịnh Phát tại: Báo giá xây nhà trọn gói 2022